Tin tức    Liên hệ      
Trang chủ TIN TỨC Tin Chuyên ngành
Sân chân mới của thương mại điện tử
Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường bán lẻ đứng thứ 3 thế giới vào năm 2020. Tốc độ phát triển nhanh này là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam nào nắm bắt được xu thế.
 

Sôi động người đi, kẻ đến
 
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, in-tơ-net có thể đóng góp giá trị lớn vào nền kinh tế quốc gia, 75% trong đó là những ngành truyền thống và không phải công nghệ thông tin. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao việc sử dụng internet để tiết kiệm tiền, vươn tới những thị trường mới và nâng cao năng suất lao động. Theo đó, thương mại điện tử (TMĐT) đặc biệt thích hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), và chính là “con đường tắt” để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng triệt để trong quá trình hội nhập kinh tế. Đây là chia sẻ của ông Alex Long - Giám đốc đối ngoại Công ty Google khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ông Alex Long cho biết. Nhận định này còn được củng cố bằng một con số ấn tượng, các SME (vốn chiếm khoảng 90% số doanh nghiệp Việt Nam) sử dụng in-tơ-net có thể tăng trưởng nhanh hơn khoảng 40% so với những doanh nghiệp không sử dụng in-tơ-net. Và thuyết phục hơn nữa chính là sự sôi động và khắc nghiệt trên thị trường TMĐT. Năm 2015 đã ghi nhận cả những tân binh lẫn những cuộc ra đi không ít cay đắng của các nhà đầu tư.
 
Điển hình cho những người ra đi là Rocket Internet - công ty sở hữu nhiều nền tảng TMĐT nổi tiếng như nền webstie mua sắm Lazada, thời trang trực tuyến Zalora - đã bán nền tảng kinh doanh thức ăn trực tuyến Foodpanda cho đối thủ trong nước là Vietnammm sau khi kết quả kinh doanh không được như mong đợi. Trước đó, thương hiệu kinh doanh các sản phẩm trẻ em là Beyeu.com cũng ngậm ngùi nhắn nhủ trên website của mình - “Kinh doanh TMĐT cần rất nhiều tiền. Nhiều doanh nghiệp quyết định sẽ dừng việc đốt tiền. Chúc may mắn cho những kẻ còn lại”.
 
Ở chiều ngược lại, TMĐT của Việt Nam vẫn tiếp tục xuất hiện các “tay chơi” mới. Đáng chú ý nhất là tập đoàn bất động sản lớn Vingroup chính thức chào sân với việc tung ra Adayroi.com. Hiện nay dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng Adayroi đã gây tiếng vang lớn khi có thể xử lý đến 1.500 đơn hàng/ngày cùng thời gian giao hàng nhanh chóng. Với việc đa dạng các sản phẩm, từ thực phẩm đến ô-tô, hàng công nghệ cùng tiềm lực tài chính khá mạnh, Adayroi sẽ khiến các đối thủ khác như Thế Giới di động, Lazada sẽ phải dè chừng hơn trong các kế hoạch kinh doanh tới đây!
 
Theo tgroup, ngày càng nhiều các nhà bán lẻ, các công ty chú trọng xây dựng riêng cho mình kênh TMĐT kết hợp với kênh bán hàng offline truyền thống để gia tăng doanh thu. Vì vậy, các mô hình kinh doanh online như B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với khách hàng) hay thậm chí C2C (giữa các khách hàng với nhau) dự đoán sẽ ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam trong các năm kế tiếp và áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn.
 
Cần có hệ sinh thái thúc đẩy thương mại điện tử
 
Từ cuối tháng 8-2015, doanh nghiệp TMĐT lớn của Trung Quốc là Alibaba đã “thò chân” vào thị trường Việt Nam thông qua đối tác ủy quyền là Công ty Cổ phần Quảng cáo thông minh (CleverAds). Kế đến, là dồn dập các chuyến thăm Việt Nam của đại diện các hãng công nghệ lớn như Google, Facebook… vào thời điểm gần đây. Tất cả đều đang nhằm đến một thị trường với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, tỷ lệ tiếp cận in-tơ-net lên đến 40% dân số và số thuê bao di động lên đến 120 triệu… Quan trọng hơn, dung lượng thị trường còn lớn khi mà tỷ lệ kênh bán lẻ trực tuyến so với toàn bộ thị trường bán lẻ Việt Nam hiện chỉ mới chiếm khoảng 3%, thấp hơn khá nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.
 
Cần nhấn mạnh rằng, TMĐT là cuộc chơi của tiếp thị số (digital marketing), của dữ liệu lớn (big data), của thanh toán trực tuyến, của trải nghiệm người dùng… gắn với điện toán đám mây. Các doanh nghiệp trong nước, vốn có tiềm lực tài chính và công nghệ không thể so bì với những “đại gia” tên tuổi thế giới, hẳn sẽ phải tự thân vận động, chuẩn bị nguồn lực tài chính mạnh… để nhập cuộc. Nhưng ở tầm vĩ mô, Chính phủ cũng cần xắn tay hành động.
 
Một khi Hiệp định TPP có hiệu lực, các nước thành viên sẽ phải hoàn thiện hơn nữa hạ tầng pháp lý nội địa, để TMĐT có một môi trường phát triển lành mạnh, hướng tới TMĐT xuyên biên giới (trong cộng đồng TPP). Bên cạnh đó, TPP cũng sẽ “khơi thông” dòng chảy cho các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp tiến vào thị trường TMĐT Việt Nam. Vậy nên, chỉ khi tạo dựng được hệ sinh thái để thúc đẩy kinh doanh TMĐT ở Việt Nam, từ nền tảng công nghệ, hạ tầng giao thông đến hệ thống thanh toán điện tử... thì TMĐT Việt Nam mới có thể đón bắt được cơ hội từ hội nhập kinh tế sâu rộng, và nhất là đón bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại mà TPP là thí dụ điển hình. Tham gia vào “sân chơi mới” xét đến cùng đòi hỏi sự song hành từ Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và ngay chính người dân!

Xem thêm: Công nghệ sạc nhanh và chống rung độc đáo
Xem thêm: Các công cụ hỗ trợ SEO tốt nhất
Bài viết cùng danh mục
Để tiến nhanh hơn trong lĩnh vực quảng cáo online, mọi doanh nghiệp, tổ chức cần đẩy mạnh việc sản...
Bạn lập facebook để bán hàng, để truyền thông cho thương hiệu của bạn. Vậy thì không lý nào mà...
Ai cũng có thể tạo một website bán hàng online và bắt đầu kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, làm...
Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Glexhomes (GlexMedia)

Trụ sở chính: Tầng 3.1, Hoàng Cầu Skyline, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh: N03.4, Đường Kim Long - KDL Quốc Tế Đồi Rồng - Đồ Sơn, Hải Phòng

Hotline: 084 9990088

Email: media@glexmedia.vn

Hỗ trợ
Đề nghị báo giá
Ứng tuyển việc làm
Câu hỏi thường gặp
Kết nối với chúng tôi
Copyright 2014 @ Bản quyền thuộc về Glexmedia