Tin tức    Liên hệ      
Trang chủ TIN TỨC Tin Chuyên ngành
7 bước xây dựng và 3 yếu tố đánh giá chiến lược truyền thông xã hội

- Bạn đang cố gắng tạo dựng thương hiệu riêng nhưng không đem lại hiệu quả cao?

- Bạn thắc mắc do đâu mà đối thủ cạnh tranh ngày càng phát triển?

Để xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng mang lại sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, nhiều chương trình hấp dẫn. Nhưng yếu tố cần thiết và quan trọng cho sự tồn tại của thương hiệu một cách nhanh chóng nhất là xây dựng chiến lược truyền thông.

I. Chiến dịch truyền thông là gì?

Là cách khuyếch trương mô hình đầu tư của bạn thông qua nội dung đúng với đối tượng, đúng thông điệp và đúng thời điểm để thu hút sự quan tâm của người dùng.

Chiến lược truyền thông là gì

II. 3 yếu tố đánh giá mức độ thành công của chiến lược truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội đem lại nhiêu lợi ích như: nhanh chóng tiếp cận người dùng, dễ dàng đạt được độ phủ, tăng nhận diện thương hiệu.

1. Chỉ số cảm xúc

Để biết được mức độ hiệu quả của chiến dịch truyền thông mạng xã hội, bạn cần quan tâm đến chỉ số cảm xúc. Khi đó mới đo lường được chính xác mức độ yêu thích của người dùng.

Sentiment score là kết quả phân tích chỉ số cảm xúc của các thảo luận để xác định tương quan giữa các thảo luận Tích cực và Tiêu cực.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

Chỉ số cảm xúc để đo lường chiến lược truyền thông xã hội

2. Lượng người tham gia thảo luận

Tạo ra một chiến dịch truyền thông mạng xã hội thu hút được nhiều người dùng Internet biết đến và tham gia thảo luận là một thử thách không nhỏ, chiến dịch truyền thông mạng xã hội từ thương hiệu cần có sức hấp dẫn riêng và chiến lược phân phối kênh phù hợp.

Số lượng người tham gia thảo luận truyền thông mạng xã hội

3. Độ tương tác của người dùng

Chiến dịch càng hấp dẫn, càng thú vị, khách hàng càng muốn “bàn tán” về nó nhiều hơn qua cách chia sẻ lại trên mạng xã hội, kéo theo những người trong danh sách bạn bè của họ cũng vào guồng đó.

Mức độ tương tác trên mạng xã hội

III. 7 bước phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả

Một chiến lược truyền thông hiệu quả nên được thực hiện theo một quy trình rõ ràng. Quy trình dưới đây là một ví dụ mà bạn có thể tham khảo:

Định dạng đối tượng mục tiêu

Xác định mục tiêu truyền thông

Thiết kế thông điệp

Lựa chọn kênh truyền thông

Xác định ngân sách

Hình thức truyền thông

Đánh giá kết quả truyền thông

Sơ lược vậy thôi, để hiểu rõ hơn về từng bước thực hiện hãy tiếp tục xem phần dưới

1. Định dang đối tượng mục tiêu

Trước khi bắt đầu thực hiện công việc truyền thông, phải xác định rõ đối tượng cần truyền thông là ai? Là cá nhân hay một nhóm người nào đó.

Xác định đối tượng truyền thông

Việc xác định được công chúng mục tiêu sẽ ảnh hưởng lớn đến những quyết định của người truyền thông. Tất nhiên là vẫn sẽ tuân thủ theo quy tắc 4W1H

What – Nói cái gì

When – nói khi nào

Where – nói ở đâu

Who – nói với ai

How – nói như thế nào

Công chúng có thể là những khách mua tiềm năng, sử dụng hiện tại, có ảnh hưởng hay là người quyết định.

2. Xác định mục tiêu truyền thông

Sau khi xác định được đối tượng công chúng và đặc điểm của nó. Thì người truyền thông phải quyết định về những phản ứng mong muốn của công chúng (tất nhiên là phản ứng đó đem lại cho người mua hàng hài lòng).

Nhưng hành vi của khách hàng là quyết định cuối cùng của một quá trình rất dài của người tiêu dùng. Người truyền thông cần phải biết cách làm thế nào để đưa ra công chúng mục tiêu lên trạng thái sẵn sàng mua.

Xác định mục tiêu của chiến dịch truyền thông

Phần lớn người mua hàng đề trải qua 3 giai đoạn “nhận thức” – “cảm thụ” – “hành vi”. Bạn có thể sắp xếp thành 3 chuỗi khác nhau:

Nhận thức – cảm thụ – hành vi

Thích hợp khi công chúng để tâm nhiều đến sản phẩm đã nhận thức là có nhiều khác biệt (Ví dụ: mua một chiếc xe máy)

Hành vi – cảm thụ – nhận thức

Khi công chúng nhận thức rất nhiều nhưng nhận thức được ít hoặc không có sự khác biệt trong sản phẩm (Ví dụ: mua một chai nước)

Nhận thức – Hành vi – cảm thụ

Khi công chúng ít để tâm và nhận thức ít có sự khác biệt trong sản phẩm (Ví dụ: mua muối ăn)

Khi hiểu được chuỗi thích hợp, người làm marketing có thể thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch truyền thông.

3. Thiết kế thông điệp

Việc tiếp theo cần làm là cần thiết kế một thông điệp. Theo mô hình AIDA, một thông điệp cần:

Gây được sự chú ý – Attention

Tạo được sự quan tâm – Interest

Khơi gợi được mong muốn – Desire

Thúc đẩy được hành động – Action

Thiết kế thông điệp truyền thông

Trên thực tế, có rất ít thông điệp đưa người tiêu dùng đi trọn vẹn từ trạng thái “biết” đến “hành vi mua”.

Việc tạo một thông điệp đòi hỏi cần giải quyết 4 vấn đề:

- Nói cái gì (nội dung thông điệp)

Người truyền thông phải hình dung được những điều sẽ nói với công chúng mục tiêu để tạo được phản ứng mong muốn. Có thể nêu lên một số lợi ích, động cơ, đặc điểm hay lý do tại sao công chúng cần nghĩ đến sản phẩm.

Chủ đề lý tính liên hệ tới những lợi ích riêng của người mua rằng sản phẩm sẽ đem lại những gì mà người mua mong đợi (chất lượng, giá trị, tính năng đặc biệt, giá cả).

- Nói thế nào cho hợp lý (cấu trúc thông điệp)

Hiệu quả của một thông điệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc cũng như nội dung của nó. Người truyền thông phải quyết định có nên đưa ra kết luận rõ ràng, hay để công chúng tự suy nghĩ và đưa ra kết luận.

- Nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thông điệp)

Hình thức diễn đạt của một thông điệp cần phải sống động, cuốn hút sự chú ý và dễ thuyết phục người mua.

Đối với một ấn phẩm quảng cáo, người truyền thông phải quyết định về tiêu đề, lời lẽ, hình ảnh minh họa, màu sắc và cần thể hiện theo cách đề cao tính tương phản.

Nếu truyền thông qua truyền hình, thì ngôn ngữ, giọng điệu, hình thể, phong cách, vẻ đẹp của sự biểu lộ nét mặt, dáng vẻ của thân thể, trang phục, kiểu tóc,…

- Ai nói cho có tính thuyết phục (nguồn thông điệp)

Sự tác động của thông điệp đối với người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi việc họ cảm nhận thế nào với người truyền tải thông điệp, nguồn thông điệp có đáng tin cậy không?

Có 3 yếu tố để tăng mức độ đáng tin cậy của nguồn:

Tính chuyên môn: mức độ hiểu biết trong một lĩnh vực (Bác sĩ, nhà khoa học,…)

Tính đáng tin: liên quan đến nguồn cảm nhận được mức độ khách quan và trung thực (bạn thân thì đáng tin hơn người bán hàng)

Tính khả ái: thể hiện mức độ hấp dẫn của nguồn truyền tải thông điệp đến công chúng (thật thà, hài hước, tự nhiên làm cho người truyền tải thông điệp trở lên khả ái hơn)

4. Chọn phương tiện truyền thông

Lựa chọn các kênh truyền thông hiệu quả không phải dễ dàng. Có 2 kênh truyền thông chính: trực tiếp và gián tiếp

-  Kênh truyền thông trực tiếp

Trong kênh này, hai hay nhiều người sẽ trực tiếp truyền thông với nhau. họ có thể truyền thông qua điện thoại, nhân viên.

Xác định phương tiện truyền thông

Kênh truyền thông trực tiếp có thể chia nhỏ thành:

kênh giới thiệu: Gồm các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp

Kênh chuyên viên: Gồm những chuyên viên độc lập phát biểu ý kiến của mình với khách hàng mục tiêu

Kênh xã hội: Gồm láng giềng, bạn bè, các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp,…

- kênh truyền thông gián tiếp

Những kênh truyền thông gián tiếp sẽ chuyển các thông điệp đi mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp như báo, tạp chí, truyền hình, pano, bảng hiệu, áp phích

- Xác định ngân sách truyền thông

Một trong những khó khăn nhất trong chiến dịch truyền thông là xác định ngân sách chi bao nhiêu?

Xác định ngân sách cho chiến dịch truyền thông

Có 3 phương pháp phổ biến để xác định sử dụng ngân sách bao nhiêu cho chiến dịch truyền thông.

- Tỷ lệ phần trăm theo doanh thu

Nhiều doanh nghiệp xác định chi phí truyền thông của mình bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu (trong năm hay dự kiến) của giá bán.

- Cân bằng cạnh tranh

Một số doanh nghiệp xác định ngân sách của mình theo nguyên tắc đảm bảo ngang bằng với chi phí của các đối thủ cạnh tranh.

Họ tin chắc rằng bằng cách chi một tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng cho quảng cáo ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh họ sẽ duy trì được thị phần của mình.

Tuy nhiên, không có cơ sở nào để tin rằng các đối thủ  cạnh tranh biết rõ hơn cần phải chi bao nhiêu cho cổ động. Bởi vì các doanh nghiệp  rất khác nhau về danh tiếng, nguồn lực, cơ hội và mục tiêu marketing.

- Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ

Phương pháp này đòi hỏi những người làm marketing phải xây dựng ngân sách cổ động của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện những nhiệm vụ đó.

- Hình thức truyền thông

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các công cụ. Mỗi công cụ lại có những điểm đặc thù riêng và chi phí của nó.

Quảng cáo

Khuyến mãi

Marketing trực tiếp

Quan hệ công chúng và tuyên truyền

Bán hàng trực tiếp

- Đánh giá chiến lược truyền thông

Sau khi thực hiện kế hoạch truyền thông, phải tiến hành đo lường tác động của nó đến công chúng mục tiêu.

Đánh giá kết quả chiến dịch truyền thông

Việc này đỏi hỏi phải khảo sát xem công chúng có nhận thấy hay ghi nhớ đến thông điệp đó không?

Họ nhìn thấy nó bao nhiêu lần

Họ ghi nhớ được những điểm nào

Cảm nhận thế nào về thông điệp

Thái độ trước kia và hiện nay đối với sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.

Đồng thời, người làm truyền thông cũng cần thu thập nhữ số đo mà phản ứng người tiêu dùng đáp lại thông qua (số lượng người đã mua sản phẩm, thích nó và nói về nó với những người khác)

Kết luận: 

Trên đây là quy trình 7 bước cho chiến lược truyền thông của doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Mong rằng những kiến thức này sẽ đem lại những lợi ích nhất định trong triển khai xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

 

Liên hệ với TGROUP để được hỗ trợ:

TGROUP - CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG SỐ

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà 129, số 51 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024 632 84 099

Hotline: 0962 036 105

Email: info@giaiphaptruyenthong.vn

Website: www.giaiphaptruyenthong.vn

Bài viết cùng danh mục
Để tiến nhanh hơn trong lĩnh vực quảng cáo online, mọi doanh nghiệp, tổ chức cần đẩy mạnh việc sản...
Bạn lập facebook để bán hàng, để truyền thông cho thương hiệu của bạn. Vậy thì không lý nào mà...
Ai cũng có thể tạo một website bán hàng online và bắt đầu kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, làm...
Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Glexhomes (GlexMedia)

Trụ sở chính: Tầng 3.1, Hoàng Cầu Skyline, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh: N03.4, Đường Kim Long - KDL Quốc Tế Đồi Rồng - Đồ Sơn, Hải Phòng

Hotline: 084 9990088

Email: media@glexmedia.vn

Hỗ trợ
Đề nghị báo giá
Ứng tuyển việc làm
Câu hỏi thường gặp
Kết nối với chúng tôi
Copyright 2014 @ Bản quyền thuộc về Glexmedia